Bảo dưỡng máy cắt CNC là tập hợp các hoạt động nhằm kiểm tra, vệ sinh, bôi trơn, sửa chữa và thay thế các bộ phận hư hỏng để đảm bảo máy hoạt động ổn định, hiệu quả và an toàn.
Để đảm bảo máy cắt CNC hoạt động ổn định, cần bảo dưỡng phần điện thường xuyên bao gồm vệ sinh tủ điện, nguồn cắt, kiểm tra nguồn điện, cảm biến, chân tín hiệu, bộ điều khiển mỏ cắt, động cơ và hộp số. Hơn nữa cũng nên vệ sinh, bôi trơn, kiểm tra và căn chỉnh các bộ phận như thanh ray, bánh răng, vitme, công tắc giới hạn, bu lông, ốc vít và khung dầm của phần cơ khí. Lịch trình bảo dưỡng máy cắt được chia theo ngày, theo tuần và theo năm.
Việc bảo dưỡng thường xuyên giúp duy trì máy hoạt động hiệu quả, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, kéo dài tuổi thọ máy. Khi bảo dưỡng, cần tuân theo chỉ định của nhà sản xuất và ngắt nguồn điện để không xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Một số dấu hiệu nhận biết đã đến lúc mang máy CNC đi bảo dưỡng gồm tới thời gian định kỳ, hiệu suất cắt giảm, tiếng ồn bất thường, rung lắc…
Vậy khi nào cần bảo dưỡng máy cắt CNC và bảo dưỡng như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của Vegatec để có được câu trả lời.
Hướng Dẫn Bảo Dưỡng Máy Cắt CNC
Bảo dưỡng phần điện máy cắt CNC
- Thường xuyên tiến hành vệ sinh tủ điện để tránh bụi bẩn bám vào.
- Nguồn cắt CNC cần được vệ sinh mỗi ngày, không đặt nguồn cắt tại khu vực ẩm thấp.
- Kiểm tra, đảm bảo nguồn điện cấp cho vận hành của máy cắt CNC.
- Kiểm tra hoạt động của các thiết bị cảm biến để quá trình cắt được diễn ra liên tục.
- Quan sát, kiểm tra xem chân tín hiệu đấu điện có lỏng không (do quá trình rung lắc khi máy hoạt động lâu ngày).
- Kiểm tra bộ điều khiển chiều cao mỏ cắt có nhạy bén, linh hoạt không?
- Đảm bảo động cơ, hộp số của máy cắt CNC chuyển động trơn tru.
Bảo dưỡng phần cơ khí của máy cắt CNC
- Vệ sinh các thanh ray dẫn hướng trục X ,Y và thanh ray dẫn động của máy bằng cọ mềm thường xuyên.
- Làm sạch mạt sắt, bụi bẩn khỏi các thanh răng và bánh răng.
- Vệ sinh bụi bẩn, mạt sắt, phôi bám trên các bộ phận của máy.
- Tra dầu mỡ định kỳ vào thanh răng và thanh trượt của máy.
- Tra dầu bôi trơn hệ thống vitme lên xuống ở mỏ cắt.
- Kiểm tra hoạt động của công tắc giới hạn hành trình.
- Kiểm tra, siết chặt lại các bu lông, ốc vít bị lỏng lẻo.
- Căn chỉnh khung dầm máy, ray máy lại cho chính xác.
Lịch Trình Bảo Dưỡng Máy Cắt CNC
Bảo dưỡng máy cắt CNC hằng ngày
- Dùng giẻ sạch, khí nén để vệ sinh sạch sẽ trục X,Y. Sau đó tiến hành bơm dầu lên ray trượt, thanh trượt, thanh răng trục X, Y để hệ thống cơ khí hoạt động êm ái, tránh bị gỉ sét.
- Vệ sinh bề mặt tiếp xúc của cảm biến chống gãy mỏ để đảm bảo độ nhạy cảm biến, đảm bảo sự an toàn của mỏ cắt.
- vệ sinh phôi và sỉ của thanh đỡ phôi để đảm bảo tuổi thọ của bép cắt.
- Nên duy trì nguồn điện cho máy CNC và cho nguồn cắt plasma ít nhất 10 phút trước khi tắt máy. Thao tác này giúp máy có thời gian làm mắt thiết bị.
Bảo trì máy CNC hằng tuần
- Vệ sinh máy cắt CNC theo các hạng mục bảo dưỡng hàng ngày.
- Vệ sinh thanh răng trục X, Y bằng khí nén, giẻ, bàn chải trước khi lau dầu.
- Đảm bảo công tắc giới hạn hành luôn hoạt động tốt nhất.
- Làm sạch sỉ dính trên lan bể nước để duy trì tuổi thọ bép cắt.
- Đảm bảo áp suất khí trong phạm vi 4,5 bar÷8 bar.
- Quy trình bảo dưỡng máy CNC theo tháng
- Thực hiện các hạng mục bảo dưỡng theo tuần.
- Kiểm tra hoạt động hệ thống bôi trơn nâng hạ mỏ cắt.
- Kiểm tra, siết chặt bu lông, ốc vít bị lỏng.
- Nếu máy CNC không hoạt động trong thời gian dài thì cần vệ sinh, bảo dưỡng để máy hoạt động tốt khi sử dụng. Bật máy ít nhất một lần/tháng trong 30 phút để các thiết bị điện tử ở trong máy không bị nhiễm ẩm ướt.
- Bảo dưỡng hệ thống giảm chấn của động cơ dẫn hướng trục X, Y.
Bảo dưỡng máy CNC theo năm
- Thực hiện các hạng mục bảo dưỡng mỗi tháng.
- Kiểm tra xem các dây dẫn điện có bị bào mòn không? Hệ thống cầu đấu các tín hiệu trong tủ điện có lỏng không? Siết chặt hệ thống cầu đấu điện, hệ thống tín hiệu.
- Làm sạch bụi bẩn bên trong nguồn cắt CNC 6 tháng 1 lần với khí nén và giẻ lau.
- Đánh giá công tác bảo trì máy CNC.
Những Câu Hỏi Liên Quan Đến Bảo Dưỡng Máy Cắt CNC
Tại sao cần bảo dưỡng máy cắt CNC?
Bảo dưỡng máy cắt CNC có vai trò giúp duy trì hiệu quả hoạt động máy, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cắt, kéo dài tuổi thọ máy và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Đảm bảo máy hoạt động ổn định và hiệu quả: Việc bảo dưỡng giúp loại bỏ bụi bẩn, mạt sắt, bôi trơn các bộ phận chuyển động, kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng tiềm ẩn, giúp máy hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.
- Kéo dài tuổi thọ máy: Việc bảo dưỡng giúp phát hiện và sửa chữa kịp thời các hư hỏng, giúp máy hoạt động bền bỉ hơn và kéo dài tuổi thọ sử dụng.
- Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm: Máy được bảo dưỡng tốt sẽ hoạt động chính xác hơn, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động: Việc bảo dưỡng giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng máy.
Cần lưu ý gì khi bảo dưỡng máy cắt CNC?
Khi bảo dưỡng máy cắt CNC, bạn cần ngắt nguồn điện, sử dụng dụng cụ thích hợp theo hướng dẫn nhà sản xuất để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình bảo dưỡng. Cụ thể:
- Ngắt nguồn điện trước khi thực hiện bất kỳ thao tác bảo dưỡng nào để đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro rò điện.
- Sử dụng dụng cụ phù hợp, cần thiết cho việc bảo dưỡng như cọ quét, khăn lau, dầu mỡ bôi trơn, cờ lê, tua vít…
- Làm theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để có thể bảo dưỡng máy đúng quy trình.
- Liên hệ với kỹ thuật viên chuyên nghiệp nếu bạn không có kinh nghiệm bảo dưỡng máy.
- Ghi chép lại các hoạt động bảo dưỡng đã thực hiện để theo dõi tình trạng của máy.
- Sử dụng phụ tùng chính hãng của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng và độ bền cho máy.
Làm thế nào để biết máy cắt CNC cần bảo dưỡng?
Máy cắt CNC cần bảo dưỡng khi hiệu suất giảm, xuất hiện những tiếng ồn bất thường, rung lắc, cảnh báo lỗi và xuất hiện các dấu hiệu hư hỏng.
1. Hiệu suất cắt giảm:
- Chất lượng cắt kém: Đường cắt không mịn, có nhiều gờ, ba via.
- Tốc độ cắt chậm hơn bình thường.
- Độ chính xác cắt giảm: Kích thước sản phẩm không chính xác.
2. Tiếng ồn bất thường:
- Máy phát ra tiếng ồn lớn hơn bình thường.
- Có tiếng ồn lạ phát ra từ các bộ phận của máy.
3. Rung lắc:
- Máy rung lắc nhiều hơn bình thường.
- Rung lắc ảnh hưởng đến chất lượng cắt.
4. Cảnh báo lỗi:
- Máy hiển thị cảnh báo lỗi trên màn hình điều khiển.
- Hệ thống báo lỗi thường xuyên.
5. Các dấu hiệu hư hỏng:
- Dây điện bị sờn, nứt hoặc đứt.
- Các bộ phận cơ khí bị mòn, gỉ sét hoặc hư hỏng.
- Hệ thống bôi trơn không hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, bạn nên bảo dưỡng máy cắt CNC định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo máy hoạt động ổn định và hiệu quả.
Trên đây là cách bảo dưỡng máy cắt CNC hiệu quả, đúng kỹ thuật. Vegatec mong rằng các chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn sử dụng máy cắt CNC hiệu quả, lâu dài và tiết kiệm chi phí nhất. Mọi thông tin cần tư vấn liên quan đến sử dụng, mua bán máy cắt CNC – hãy liên hệ với vegatec để được hỗ trợ, giải đáp nhanh chóng.